Bộ dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi rừng
Cập nhật lúc: 15:51 02/04/2020
Vào những năm giữa thế kỷ XVIII có một chàng trai người M'nông Prek tên là N' Thu Knul cùng với mẹ và hơn 30 nóc nhà ngược sông Sêrepok kiếm đất lập làng, khi đến địa phận này ông thấy dòng Sêrepok chia ra làm bảy nhánh chảy khoảng chừng mười mấy cây số rồi hợp lại tạo nên những đảo lớn, nhỏ thật đẹp và tiện lợi cho việc săn bắn và bắt cá dưới sông, ông bèn cho bà con ở trên những đảo đó tạo nên khu làng trên đảo , theo tiếng địa phương " làng" có nghĩa là " Bản " , Đảo có nghĩa là " Đôn" , Địa danh Bản Đôn được ra đời từ đấy.
Tuy còn trẻ tuổi nhưng ông cũng như Già làng đều mong muốn bà con trong buôn mình được ấm no, hạnh phúc bắt được nhiều con thú , đặc biệt là những chú voi đang sống trong rừng và uống cái nước dưới sông ( bởi vì voi lúc này là loại hàng bán rất được giá ) . Để bắt những chú voi đem về thuần dưỡng ông và những người thợ đã nghĩ và làm ra bộ dây này để săn bắt voi.
Bộ dây này được làm bằng da từ 7 con trâu đực hết lớn có chiều dài từ 100 đến 120 mét, da được cắt ra và phơi 6 tháng nắng 6 tháng mưa trước khi bện lại thành dây săn bắt voi. Ngoài bộ dây này còn có tất cả 18 dụng cụ nữa gồm : dây xỏ tai, cùm chân, kỳ bào ( dùng để lấy nước uống ).
Để bắt đầu 1 cuộc đi săn Gru trưởng phân công người đi vào rừng tìm kiếm, nắm bắt trước coi khu rừng nào có những con voi đến tuổi săn bắt để thuần dưỡng, thường thì họ chỉ bắt những con voi con cao khoảng 7 hắt ( đơn vị tính của người đồng bào , họ tính từ khuỷu tay đến đầu ngón giữa bằng 1 hắt ) , vì bắt con voi nhỏ hơn sẽ không nuôi dưỡng được, nếu con voi lớn hơn sẽ khó thuần dưỡng . Sau khi chon được địa bàn , đánh dấu được voi con , họ quay về tổ chức cuộc săn. Trước khi đi săn thì người ta tổ chức cúng Giàng , mọi lễ vật được đưa lên bàn thờ trên cây nêu và bắt đầu thực hiện những kiêng kỵ , sau khi chuẩn bị từ ba đến bảy ngày là đoàn người tiến thẳng hướng đã định của cuộc hành trình đi săn, nếu suôn sẻ thì họ sẽ gặp ngay, còn nếu không họ phải theo dấu chân voi vài ngày và cũng cũng có trường hợp bị mất dấu cho gặp cơn mưa lũ hoặc qua một con sông lớn.
Khi gặp đàn voi rừng thì đàn voi nhà chia làm hai mũi , một mũi tấn công những con voi bố mẹ, để tách chúng ra và đuổi chúng chạy xa không bảo vệ đàn con được , một mũi tấn công voi con, người ngồi phía sau quăng dây thòng lọng vào voi con , và chỉ được quăng vào chân phải phía sau, nếu lỡ quăng vào 3 chân còn lại thì bị coi là phạm luật săn voi, người Gru đó phải cúng nhiều con trâu để tạ lỗi , khi đi săn voi người nào quăng được thòng lọng vào chân voi thì được quyền sở hữu con voi đó. Khi bắt được voi , họ cùm chân lại và dùng voi nhà ép cặp mang về và chỉ được để ở gần buôn, sau vài ngày nghỉ ngơi người chủ sở hữu voi làm lễ cúng để nhập buôn và đặt tên cho voi. Đặt tên cho voi con nếu là voi đực là Y ...voi cái là H ..giống như một thành viên trong gia đình vậy . Tiếp đến là thuần dưỡng voi để voi mất dần tính hoang dã , giúp nó gần gũi làm theo mệnh lệnh của con người . Người ta dùng cây để điều khiển voi gọi là " Greo " để đánh đập , đâm vào đầu nó , sau đó lại vỗ về, vuốt ve nó thổi tù và cho nó nghe để nó quen dần với cuộc sống buôn làng và phục vụ bà con trên nương rẫy.
+ Người đi săn voi : không được gần vợ ít nhất 7 ngày , thậm chí chăn cũng không chạm vào , mọi đồ dùng cũng không được đụng đến , khi săn voi không được quăng thòng lọng vào hai chân trước và chân trái phía sau.
+ Gia đình người đi săn voi : không được giao tiếp với hàng xóm , không được giã gạo, không sử dụng xà bông, không được khâu vá, đặc biệt không được phản bội chồng . Vì voi sống rất thuỷ chung và tình nghĩa nếu vợ phản bội chồng có thể sẽ bị thú dữ bắt . Thường thì nhà có người đi săn voi trước của nhà họ có treo một cành lá tươi để báo là không tiếp khách.
Bắt đầu vào nghề săn voi thì khi đi săn không được mặc áo chỉ được đóng khố, săn được 5 con thì được mặc áo, săn được 20 con thì được lên hàng quan, lúc đó ăn cổ được ngồi mâm trên, ngủ bên phải nhà dài , săn được 50 con voi thì tôn lên hàng thủ lĩnh, săn được 100 con voi thì được tôn làm vua voi.
Đến với Bản Đôn là quý khách đã đến với xứ sở săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, một nghề truyền thống rất tự hào của người dân Bản Đôn cần được bảo tồn và gìn giữ