Thổ cẩm của người đồng bào Ê đê ở Đắk Lắk

Cập nhật lúc: 12:15 07/08/2021

Không giống như một số dân tộc khác cùng chung sống trên đất Đắk Lắk như M'nông, Thái, Tày, Nùng... thì người Ê đê ở đây vẫn giữ được nghề dệt vải truyền thống và phát triển cho đến ngày nay.

Thổ cẩm người Ê đê từ ngày xưa cho nay vẫn được người đời biết đến như là một nét văn hóa cũng như nghệ thuật độc đáo của họ. Do đó, việc thể hiện sự sáng tạo cũng như nghệ thuật tạo hình tinh tế của người dân tộc Ê đê không giống với bất kì dân tộc nào khác sinh sống tại Đắk Lắk. Vậy thổ cẩm của người Ê đê có nét độc đáo gì?

Thổ cẩm của người Ê đê tại Đắk Lắk có gì đặc biệt? 1

Trang phục của người Ê đê tại Đắk Lắk

Ý nghĩa của thổ cẩm của người dân Ê đê

Không giống như trang phục cả các dân tộc khác, trang phục của người Ê đê thường có hai màu chủ đạo là đen và đỏ. Với 2 tone màu này, đó là sự tượng trưng cho màu của đất, của lửa,… biểu tượng của sự dũng cảm, sức mạnh vươn lên, khát vọng tình yêu của họ.

Đối hoa văn trên thổ cẩm cũng có ý nghĩa rất lớn, hoa văn trên thổ cẩm của người Êđê phản ánh thế giới tự nhiên của con người thường là những họa tiết gần gũi với cuộc sống như:

  • Những con vật như bướm, rùa hay thằn lằn, chim muông,…
  • Hoa lá, cây cối như cây dương xỉ, rau dớn, quả trám
  • Đồ vật như cối giã gạo, dao, kiếm,…
  • Cảnh sinh hoạt nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng như móc xích treo nhạc cụ, dây treo chiêng, cột nhà mồ…

Tất cả đều gắn liền với ý nghĩa, niềm tin cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, nương rẫy, núi rừng,…

Các bước để dệt ra thổ cẩm người Ê đê

 

Để dệt ra được một bộ đồ thổ cẩm sặc sỡ cần trải qua rất nhiều công đoạn, cụ thể như sau:

Kéo sợi và nhuộm màu

Để dệt được một tấm vải, người Ê đê thường dùng sợi bông làm nguyên liệu để dệt vải. Màu sắc của thổ cẩm được nhuộm bằng lá, vỏ cây rừng để tạo màu. Ví dụ, để có sợi tơ màu vàng thì họ sẽ dùng củ nghệ già giã để làm nước nhuộm, còn muốn có sợi màu xanh chàm thì dùng vỏ của cây chàm...

Khi đã có những sợi chỉ màu ưng ý, công đoạn tiếp theo là tạo hình hoa văn trên mỗi tấm thổ cẩm.

Thổ cẩm của người Ê đê tại Đắk Lắk có gì đặc biệt? 2

Để dệt được một tấm thổ cẩm sặc sỡ cần trải qua rất nhiều công đoạn

Dệt thổ cẩm, tạo hoa văn

Đây có thể nói là giai đoạn kỳ công nhất để có được những tấm thổ cẩm đẹp, với những hoa văn cũng như màu sắc sặc sỡ.

Để thổ cẩm có hoa văn đẹp, đòi hỏi người nghệ nhân dệt thổ cẩm phải nắm bắt được ý đồ từ khi xếp sợi để phối màu sắc. Cụ thể, người dệt phải hình dung được trong đầu bố cục của tấm vải sẽ như thế nào? Kích cỡ họa tiết dệt sẽ ra sao để có thể tạo hình những hoa văn trên nền tấm vải sao cho hài hòa, đẹp mắt. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự điều khiển của đôi chân và đôi tay sao cho nhuần nhuyễn.

 

Ngoài ra, trên tấm vải sẽ có nhiều loại hoa văn lại có số sợi dọc, sợi ngang, kỹ thuật nâng - hạ sợi hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà đòi hỏi sức tinh tế, khéo léo của người dệt phải rất cao và hết sức cẩn thận để tạo hình được những họa tiết, hoa văn theo ý muốn.

Đặc điểm trang phục thổ cẩm của người dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk

 

Trang phục thổ cẩm của người dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk được làm ra còn tùy vào mỗi loại trang phục sẽ có cách sắp xếp và trang trí hoa văn khác nhau. Cụ thể:

Đối với áo của nam giới:

  • Áo mặc thường ngày sẽ trang trí ít hoa văn
  • Áo dành cho các lễ hội thì có dải hoa văn màu đỏ hình cánh chim đại bàng nằm ở hai mảng trước ngực, tượng trưng cho khí phách và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người Ê đê.

Thổ cẩm của người Ê đê tại Đắk Lắk có gì đặc biệt? 3

Trang phục thổ cẩm của người dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk

Đối với váy của phụ nữ:

  • Váy mặc ở nhà hoặc lên nương rẫy thì chỉ dệt hoa văn đơn giản hoặc không có hoa văn
  • Váy dành cho những ngày hội, lễ, tết thì được trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ với nhiều hoa văn chạy ngang thân váy,…

Để dệt được một chiếc váy, áo, khố, mền Ê đê đòi hỏi sự tinh xảo, cầu kỳ trong việc thiết kế bố cục họa tiết hoa văn. Chính những tài năng đó mà người nghệ nhân đã tạo nên nét đặc trưng của dân tộc mình, đồng thời góp phần tạo nên vẻ đẹp trong văn hóa của nước ta.

BTV Anh Thư