Ngôi nhà dài Ê đê dài nhất Tây Nguyên tại khu du lịch Bản Đôn

Cập nhật lúc: 17:07 01/04/2020

     Cao nguyên Đăklak có thể nói là nơi giao thoa văn hoá với rất nhiều các dân tộc anh em như Ê đê , M'Nông, Gia Lai, Ba Na, Xê Đăng, Lào....Nhưng tập trung chủ yếu là hai dân tộc Ê Đê và M'Nông. Dân tộc Ê Đê có khoảng 270 ngàn người, M'Nông có khoảng 150 ngàn người , họ sống rải đều trong các huyện của tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột. Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp. Dân tộc Ê Đê có nguồn gốc từ các bộ lạc ở Indonesia với ngôn ngữ Môn Khơ me, họ có mặt ở đây vào những năm cuối thế kỷ 13. Trong cuộc chạy trốn khỏi những cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ, họ lên thuyền lênh đênh trên biển đi về hướng Tây, gặp đất liền, họ lại đi sâu mãi vào trong theo dòng sông, đến nơi thật hoang vu, có nguồn nước, họ ở lại lập buôn làng và sinh sống đến tận ngày nay. Người Ê đê sống theo chế độ mẫu hệ , con gái đi bắt chồng, người phụ nữ là người có quyền lực nhất trong gia đình hoặc đại gia đình.    
       
     Từ miền biển xa xôi những ngày tháng gian truân cha ông của họ đến định cư ở đây, bắt đầu cuộc sông trên đất liền để thay vào cuộc sống đánh bắt dưới biển, cư sống trên những con tàu đầy gian nan và nguy hiểm, ở tạm bợ trên những cành cây to và hang động lớn. Dần dần họ cũng thích nghi với điều kiện sống với nhau thành từng buôn, làng và người có công tìm ra nguồn nước để lập làng sẽ làm chủ bến nước , cai quản buôn làng. Già làng là người chuyên đứng ra hoà giải các xung đột xảy ra trong buôn làng và tổ chức các buổi lễ cúng, lễ hội trong buôn làng.
     Ngôi nhà dài của người Ê Đê, người ta gọi là nhà dài vì nó không có độ dài nhất định, mỗi cô con gái khi bắt chồng về thì cơi thêm một gian làm cho nhà dài cứ dài mãi theo sự lớn mạnh của dòng tộc, họ sống với nhau nhiều thế hệ trong ngôi nhà dài. Người Ê Đê tự hào về ngôi nhà dài của minh, họ ví ngôi nhà dài dài như một tiếng chiêng ngân, nhà dài nói lên gia đình đó có hạnh phúc nên có nhiều con gái, cháu, chắt gái ". Để luôn nhớ về cội nguồn, họ đã làm căn nhà này theo hình dáng con thuyền, vách nhà nghiêng như mạn thuyền, cột nhà ở trong vách như những cột buồm.
     Nhà dài Ê Đê có hai cầu thang, 1 cầu thang đực và 1 cầu thang cái, phía trên của cầu thang cong như mũi thuyền, tiếp đến là bộ ngực của người phụ nữ nói lên chế độ mẫu hệ, ngoài việc thể hiện chế độ mẫu hệ nó còn mang                                                                                                                                                                                                                                                                                         tính giáo dục, nói lên sự mong mỏi đứa con trong gia đình sẽ trưởng thành đúng nghĩa với sự nuôi dưỡng của bầu sữa đầy. Các bậc cầu thang thường là số lẻ 5,7 hoặc 9, cầu thang đực dùng cho các thành viên trong gia đình lên xuống, cầu thang cái dùng để đón khách và các thành viên trong gia đình khi đi xa làm việc gì quan trọng họ cũng xuống bằng cầu thang cái để tự hứa với bản thân không làm điều gì xấu xa khi được nuôi dưỡng bằng bầu sữa mẹ. 
 
     Khi bước vào không gian trong nhà, đầu tiên sẽ gặp khu Ôp, đây là khu vực "phòng khách" của ngôi nhà. ở đây sẽ có một bếp lửa dùng để nấu cơm đãi khách, ghế K'pan cho khách hoặc đội cồng chiêng ngồi, các ché rượu cần xếp ngay ngắn bên góc nhà. Khách đến chơi nhà sẽ ăn uống ngủ nghỉ và sinh hoạt trong không gian này. Khu vực tiếp theo là bếp Gar, là khu vực nấu ăn sinh hoạt của cả gia đình. Bếp Gar sẽ luôn giữ lửa trong suốt quá trình sinh sống của ngôi nhà, người ta tin rằng bếp luôn có lửa thì gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc. Tiếp sau không gian bếp là các gian phòng của các cặp đôi trong gia đình và được ngăn cách bởi các vách ngăn bằng tre. Trong mỗi gian phòng riêng, đồ dùng cá nhân như quần áo, trang sức sẽ để trong các ché nhỏ. Tuỳ theo nếp sinh hoạt của các cặp vợ chồng mà trong nhà có thể có một hay nhiều bếp phụ. Nếu giờ giấc đi nương lệch nhau, các cặp vợ chồng sẽ làm bếp riêng trước gian phòng của họ, thậm chí nếu nhà quá dài, họ sẽ làm cầu thang phụ riêng bên hông nhà để tiện đi lại.
     Người Ê Đê so sánh sự giàu có không bằng tiền hay bằng vàng như chúng ta , nhà giàu theo họ phải có thật nhiều chiêng ché cổ để làm rượu cần đón khách, bộ chiêng cổ thật to phải đổi bằng mười con trâu hết lớn, hai ghế chủ nhà phải to, rộng. Ghế k'pan thật dài, cái H'gơ " trống cái " to như cây cổ thụ trên rừng và phải có nhiều con Voi, trâu, bò, heo, gà chạy đầy sân và dưới gầm sàn nhà, kho lúa, bắp thật to, thật đầy.
     Bởi vậy, sức mạnh gia đình và của cải vật chất đầy đủ là điều kiện khiến cộng đồng người dân tộc Ê đê chiếm giữ số lượng dân số đông nhất và nắm quyền thủ lĩnh trong số các dân tộc ở Tây Nguyên.